Các vấn đề của nền dân chủ tự do Dân_chủ_tự_do

Thiếu dân chủ trực tiếp

Một số tranh luận rằng "dân chủ tự do" không tôn trọng một cách tuyệt đối sự cầm quyền của đa số (ngoại trừ trong bầu cử). "Tính tự do" của việc cầm quyền theo đa số bị hạn chế bởi hiến pháp hoặc tiền lệ do các thế hệ trước quyết định. Đồng thời, quyền lực thật lại chỉ nằm trong tay một cơ quan đại diện tương đối nhỏ bé. Do vậy, theo lập luận này, "dân chủ tự do" chỉ là một hình thức trang trí cho một thực chất là chính thể đầu sỏ.

Chế độ tài phiệt

Các nhà Mác-xít, xã hộivô chính phủ cánh tả biện luận rằng dân chủ tự do là một phần của hệ thống tư bản và dựa trên cơ sở giai cấp nên không thực sự dân chủ hay có sự tham gia của người dân. Đây chỉ là nền dân chủ tư sản trong đó chỉ những người giàu là cai trị. Chính do điều này, về cơ bản, nó được xem là một chủ nghĩa bất quân bình, tồn tại hay điều hành theo cách tạo điều kiện để bóc lột kinh tế. Theo Karl Marx, các cuộc bầu cử nghị viện là một cơ hội cho công dân của một nước cứ vài năm một lần quyết định ai trong số các giai cấp cầm quyền sẽ không đại diện cho họ trong nghị viện[4].

Chi phí của cuộc vận động chính trị trong những nền dân chủ đại nghị có thể ngụ ý rằng hệ thống đó thiên vị người giàu, những người tài phiệt chiếm số lượng rất nhỏ trong số cử tri. Trong nền dân chủ Athena, một số chức vụ công được đặt ngẫu nhiên cho công dân của mình nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của bọn tài phiệt. Aristotle mô tả các tòa án ở Athena được chọn bằng cách bắt thăm một cách dân chủ[5] và described elections as oligarchic.[6].

Nền dân chủ đương đại cũng có thể bị xem là một trò khôi hài bất lương được dùng để giữ quần chúng yên lặng, hoặc âm mưu làm cho họ không ngừng nghỉ cho những mục tiêu chính trị. Điều này có thể khuyến khích các ứng viên thỏa hiệp với những người ủng hộ giàu có, đề nghị những luật có lợi cho họ nếu ứng viên đó được bầu - duy trì âm mưu chính trị để độc quyền trong những vùng chính. Chiến dịch cải cách tài chính là một nỗ lực để sửa chữa những rắc rối dễ nhận thấy này.

Ngoài ra, các nền dân chủ hiện đại cũng có việc đánh thuế lũy tiến, thuế tài sảnthuế di sản. Vì vậy, nếu sự bất bình đẳng hiện tại bị đa số dân cho là không thỏa đáng thì, trên nguyên tắc, điều này có thể giảm thiểu trong hệ thống hiện tại bằng cách đơn giản là điều chỉnh những loại thuế này. (Xem tổng quát những tranh luận chống lại chủ nghĩa xã hội ở mục Chỉ trích chủ nghĩa xã hội.)

Tỷ lệ đi bầu thấp

Xem thêm thông tin: Tổng số phiếu bầu

Tổng số phiếu bầu thấp, nguyên nhân có thể hoặc là sự tỉnh ngộ, sự lãnh đạm hay sự mãn nguyện với tình hình đất nước, vẫn bị xem là một trục trặc, đặc biệt nếu sự thiếu cân đối trong một bộ phận dân chúng đặc biệt nào đó. Mặc dù mức tổng số đó thay đổi nhiều ở nhiều nước dân chủ hiện đại, và các loại và cấp bầu cử khác nhau trong một quốc gia. Nếu ở mức thấp, thì nghi vấn có thể được nêu ra là kết quả bầu cử có phản ánh ý chí của nhân dân hay không.

Chiến dịch hãy đi bầu (Get out the vote) được phát động bởi chính quyền hay các nhóm tư nhân có thể làm tăng số người đi bầu nhưng sự khác biệt phải được nêu rõ giữa các chiến dịch chung để tăng số cử tri và nỗ lực của những người ủng hộ để trợ giúp những ứng viên, đảng phái hay động cơ cụ thể nào đó.

Một số quốc gia có hình thức bỏ phiếu bắt buộc với nhiều mức độ cưỡng bức khác nhau. Những người đề xuất bảo vệ rằng điều này tăng tính hợp pháp và vì vậy cũng tăng sự chấp nhận của công chúng, nhưng có những người phản đối vì cho rằng điều này hạn chế quyền tự do, tốn kém của việc cưỡng bức, tăng số phiếu trắng và phiếu bất hợp lệ cũng như việc bỏ phiếu ngẫu nhiên .

Các biện pháp thay thế khác gồm có tăng việc bỏ phiếu vắng mặt, hay các hình thức khác để giảm nhẹ hay cải tiến thẩm quyền bầu như bỏ phiếu điện tử.

Xung đột tôn giáo và sắc tộc

Vì những nguyên nhân mang tính lịch sử, nhiều quốc gia không đồng nhất về thành phần dân tộc và về văn hóa. Do đó có sự chia rẽ lớn về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáovăn hóa. Thật ra, có những nhóm có thái độ thù địch với các nhóm khác. Ở nền dân chủ, theo định nghĩa cho phép sự tham gia rộng lớn trong việc ra quyết định, cũng cho phép sử dụng cách thức chính trị chống lại các nhóm 'kẻ thù'. Điều này thấy nhiều trong quá trình dân chủ hóa, nếu chính phủ thiếu dân chủ trước đó đàn áp các nhóm nào đó. Nó cũng được thấy ở những nền dân chủ đã được thiết lập, ở những dạng chủ nghĩa dân túy chống di dân. Tuy nhiên, người ta cho rằng những vụ đàn áp tồi tệ nhất đã diễn ra ở những nước không có phổ thông đầu phiếu như chủ nghĩa apartheid tại Nam PhiĐức quốc Xã trước đây.

Sự sụp đổ của Liên Xô và việc dân chủ hóa một phần của các nước khối Xô Viết đã có chiến tranh và nội chiếnNam Tư cũ, KavkazMoldova. Tuy nhiên những thống kê cho thấy rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và phát triển của nhiều quốc gia dân chủ dẫn đến sự giảm sút mạnh mẽ và nhanh chóng của phúc lợi xã hội, chiến tranh giữa các quốc gia, chiến tranh sắc tộc, chiến tranh cách mạng, nhiều người tị nạn và nhiều người phải chuyển chỗ ở[7]. Xem thêm phần dưới đây về Chủ trương Đa số Quyết định và Thuyết Hòa bình Dân chủ.

Trong cuốn sách World on Fire của mình, nữ giáo sư Trường Luật Yale Amy Chua nhận định rằng "khi nền dân chủ thị trường tự do có sự hiện diện của thiểu số thống trị thị trường thì hầu như kết quả tất yếu là có sự phản ứng dữ dội. Phản ứng này ở một trong ba dạng chính. Dạng thứ nhất là chống lại thị trường, nhắm đến sự giàu có của thiểu số thống trị thị trường. Dạng thứ hai là phản ứng chống lại nền dân chủ có lợi cho thiểu số thống trị thị trường bằng vũ lực. Dạng thứ ba là bạo lực, thỉnh thoảng có giết chóc, chống đối trực tiếp lại chính thiểu số thống trị thị trường đó"[8].

Tệ quan liêu

Phê bình nền dân chủ của những người theo chủ nghĩa quân chủ và chủ nghĩa tự do cố chấp cho rằng nền dân chủ khuyến khích những đại diện được bầu ra thay đổi luật một cách không cần thiết và đặc biệt là ra quá nhiều luật mới. Trong một số trường hợp, điều này bị cho là độc hại. Các luật mới siết chặt những phạm vi mà trước đây được cho là quyền tự do cá nhân. Sự thay đổi luật nhanh chóng làm cho những người nghiệp dư tự nguyện khó tuân thủ pháp luật. Đây có thể là cám dỗ cho những cơ quan thi hành luật lạm quyền.

Những người ủng hộ dân chủ cho thấy các quy định và thói quan liêu phức tạp đã và đang xảy ra ở chế độ độc tài như những nước cộng sản trước đây.

Nền dân chủ tự do cũng bị chỉ trích là chậm chạp và phức tạp trong việc ra quyết định.

Tập trung ngắn hạn

Theo định nghĩa, các nền dân chủ tự do hiện đại cho phép các thay đổi chính phủ thường xuyên. Điều này dẫn đến các chỉ trích về tập trung ngắn hạn của họ. Trong vòng bốn hoặc năm năm chính phủ phải đối diện với một cuộc bầu cử mới, và phải nghĩ làm thế nào để thắng cử. Điều đó khuyến khích các chính sách mang lợi ích ngắn hạn cho cử tri (hay cho những chính trị gia ích kỷ) hơn là các chính sách không có tính đại chúng nhưng có lợi về lâu về dài trước cuộc bầu cử sắp tới.

Thuyết sự lựa chọn của quần chúng

Thuyết sự lựa chọn của quần chúng (public choice theory)' là một phân nhánh của kinh tế học nghiên cứu thái độ ra quyết định của cử tri, chính trị gia và các quan chức chính phủ từ viễ cảnh của học thuyết kinh tế. Một rắc rối được nghiên cứu là mỗi cử tri có ít ảnh hưởng và như vậy cũng có "sự tảng lờ một cách có ý thức" (rational ignorance) đối với các vấn đề chính trị. Điều này có thể cho phép các nhóm quan tâm đặc biệt (special interest) giành được tiền trợ cấp và các quy định có lợi cho họ nhưng lại có hại cho xã hội. Tuy nhiên, các nhóm quan tâm đặc biệt có thể được công bằng và có ảnh hưởng hơn trong các chế độ không dân chủ.

Chủ trương đa số

Phản ánh quan điểm của đa số, "sự chuyên chế của đa số" (tyranny of the majority) sợ rằng chính phủ dân chủ có thể có những hành động đàn áp một nhóm thiểu số cá biệt nào đó. Trên lý thuyết, đa số chỉ có thể là đa số của những ai bầu cho và không phải đa số của những công dân một nước. Trong những trường hợp này, phe đa số áp chế một nhóm thiểu số khác trên danh nghĩa của đa số. Nó có thể có ở cả nền dân chủ trực tiếp lẫn dân chủ đại diện. Một số chế độ độc tài trên thực tế cũng có bầu cử bắt buộc, nhưng không tự do và công bằng, để cố gắng tăng tính hợp pháp của chế độ.

Những ví dụ điển hình gồm có:

  • những người bị bắt tòng quân thuộc nhóm thiểu số
  • một vài nước châu Âu đã và đang có những lệnh cấm những biểu tượng tôn giáo mang tính cá nhân trong các trường công. Những người phản đối xem điều này là vi phạm quyền tự do tôn giáo. Còn những người ủng hộ thì cho rằng việc này để chống sự chia rẽ các hoạt động tôn giáo và nhà nước.
  • việc ngăn cấm hành động khiêu dâm là những điều mà nhóm đa số phải chấp nhận
  • việc sử dụng ma túy mang tính tiêu khiển cũng được hợp pháp hóa (hay ít nhất cũng phải chịu đựng) ở mức mà đa số có thể chấp nhận được
  • sự đối xử của xã hội với tình dục đồng giới cũng được trích dẫn trong ngữ cảnh này. Các hoạt động tình dục đồng giới đã bị cho là phạm tội cho đến cách đây vài thập kỷ; ở một số nền dân chủ vẫn còn cấm, phản ánh các tập tục về giới tính hay tôn giáo của đa số.
  • Dân chủ Athena và Mỹ trước đây đều có nô lệ
  • Nhóm đa số thường đánh thuế lũy tiến nhóm thiểu số là những người giàu có với mục đích là những người giàu có phải gánh chịu thuế vì mục đích xã hội. Tuy nhiên, điều này thường được đền bù ở mức độ nào đó như tiếp cận các lời khuyên của các chuyên gia có liên quan (luật sư và tư vấn viên về thuế).
  • ở những nền dân chủ thịnh vượng phương Tây, những người nghèo là nhóm thiểu số của dân số, và có thể gặp những thiệt thòi bởi nhóm đa số những người không bằng lòng với sự đánh thế chuyển nhượng.
  • Một ví dụ về "sự chuyên chế của đa số" thường được trích dẫn là việc Adolf Hitler nắm quyền thông qua các thủ tục dân chủ hợp pháp. Đảng Nazi giành đa số phiếu trong nền Cộng hòa Weimar dân chủ năm 1933. Một số người lại cho rằng đây là một điển hình của "chuyên chế của thiểu số" từ khi ông ta chưa thắng đa số phiếu, nhưng lại phổ biến ở đầu phiếu phổ thông để thực thi quyền hành ở những chế độ dân chủ, vì vậy sự thăng tiến của Hitler không thể xem là không có liên quan.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dân_chủ_tự_do http://65.110.85.181/uploads/pdf/essay2006.pdf http://ojs.uac.edu.co/index.php/dimension-empresar... http://www.freetheworld.com/papers.html http://www.nytimes.com/cfr/international/20040901f... http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/1540-59... http://muse.jhu.edu/demo/jod/10.3sen.html http://www.asiamedia.ucla.edu/article.asp?parentid... http://www.cidcm.umd.edu/inscr/genocide/ http://www.cidcm.umd.edu/inscr/polity/